Du Lịch Đà Nẵng: Quảng bá qua ẩm thực
Du Lịch Đà Nẵng Được thưởng thức những món ngon, nhất là đặc sản địa phương, là điều mà bất cứ du khách nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, dù xác định được vai trò của ẩm thực trong các hoạt động du lịch nhưng văn hóa ẩm thực Đà nẵng vẫn chưa vươn lên thành sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách trong và ngoài nước.
Ăn gì ở Đà Nẵng?
Nhắc đến ẩm thực Đà Nẵng, có lẽ du khách sẽ nghĩ ngay đến hải sản tươi sống - món quà ưu ái của biển ban tặng cho Đà Nẵng mà không phải địa phương nào trên cả nước cũng có được. Dường như tất cả những sản vật từ biển như: cá, tôm, cua, ghẹ, sò, mực… đều được người dân địa phương khai thác và các nhà hàng đã dày công chế biến, nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực. Mỗi loại hải sản có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn du khách. Chị Đoàn Thị Hải, du khách đến từ Thái Nguyên, hào hứng nói: “Gia đình tôi đến Đà Nẵng đặc biệt thích thú với các loại hải sản tươi sống nơi đây, hơn nữa, giá cả lại phải chăng. Nghỉ ở đây 1 tuần xong, được ăn đủ loại hải sản, tôi còn mua thêm cá và mực một nắng về làm quà nữa”.
Chỉ cần muốn thưởng thức, du khách “đam mê” hải sản có thể dừng chân tại bất kỳ quán ăn nào dọc tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa, Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng, hay yêu cầu các nhà hàng, khách sạn phục vụ với nhiều món ăn hấp dẫn. Chủ quán ăn Châu trên đường Hoàng Sa cho biết: “Thực phẩm ở các hàng quán ven biển này luôn tươi sống, tuyệt đối không có hải sản nuôi, giá cả lại không quá đắt đỏ. Đó là lời du khách nói với tôi sau khi họ đã đến Vịnh Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu… Phải làm sao để khách đến ăn không phải nhăn mặt vì đắt đỏ mà vẫn được thưởng thức những món ăn có chất lượng thì dĩ nhiên sẽ thu hút được du khách”.
Nhắc đến ẩm thực Đà Nẵng, có lẽ du khách sẽ nghĩ ngay đến hải sản tươi sống - món quà ưu ái của biển ban tặng cho Đà Nẵng mà không phải địa phương nào trên cả nước cũng có được. Dường như tất cả những sản vật từ biển như: cá, tôm, cua, ghẹ, sò, mực… đều được người dân địa phương khai thác và các nhà hàng đã dày công chế biến, nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực. Mỗi loại hải sản có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn du khách. Chị Đoàn Thị Hải, du khách đến từ Thái Nguyên, hào hứng nói: “Gia đình tôi đến Đà Nẵng đặc biệt thích thú với các loại hải sản tươi sống nơi đây, hơn nữa, giá cả lại phải chăng. Nghỉ ở đây 1 tuần xong, được ăn đủ loại hải sản, tôi còn mua thêm cá và mực một nắng về làm quà nữa”.
Chỉ cần muốn thưởng thức, du khách “đam mê” hải sản có thể dừng chân tại bất kỳ quán ăn nào dọc tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa, Nguyễn Tất Thành, Phạm Văn Đồng, hay yêu cầu các nhà hàng, khách sạn phục vụ với nhiều món ăn hấp dẫn. Chủ quán ăn Châu trên đường Hoàng Sa cho biết: “Thực phẩm ở các hàng quán ven biển này luôn tươi sống, tuyệt đối không có hải sản nuôi, giá cả lại không quá đắt đỏ. Đó là lời du khách nói với tôi sau khi họ đã đến Vịnh Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu… Phải làm sao để khách đến ăn không phải nhăn mặt vì đắt đỏ mà vẫn được thưởng thức những món ăn có chất lượng thì dĩ nhiên sẽ thu hút được du khách”.
Những Món ăn Hấp Dẫn Ở Đà Nẵng
Ngoài sản vật biển là ẩm thực “đinh”, đến Đà Nẵng, du khách còn được thưởng thức hàng chục món ăn truyền thống khá phổ biến như: mỳ Quảng, bún chả cá, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh xèo, chả bò, hến xào, tré, cơm gà, bánh canh... Tất cả được chế biến theo khẩu vị riêng của người Đà Nẵng và không ít nhà hàng, quán ăn rất bình dân nhưng lại khá đông du khách tìm đến theo kiểu “người đi trước chỉ người đi sau”. Những món dân gian này dĩ nhiên giá cả hợp túi tiền của du khách và dường như, cũng là một trong những điều mà họ nhắc đến mỗi khi đặt chân tới thành phố bên sông Hàn. Văn hóa ẩm thực vì thế trở thành một mắc xích khá quan trọng trong việc phát triển du lịch ở Đà Nẵng.
Chưa phát triển xứng tầm
Anh Quang Huy (hướng dẫn viên du lịch tự do ở Đà Nẵng), cho biết ẩm thực Đà Nẵng tuy phong phú, giá cả không quá đắt đỏ, nhưng dịch vụ ẩm thực vẫn chưa vươn lên thành sản phẩm du lịch. Nguyên nhân là do các nhà hàng, quán ăn ít giới thiệu sản phẩm của mình cho các hãng lữ hành, nên các hãng lữ hành không có thông tin để đưa vào chương trình giới thiệu cho du khách. “Không như Phan Thiết, cả các nhà nông trồng thanh long cũng có mối liên hệ với các hướng dẫn viên để chào bán sản phẩm của mình. Thương nhân Đà Nẵng chưa làm được như vậy”, anh Huy nói.
Thêm vào đó, du khách biết đến ẩm thực Đà Nẵng chủ yếu qua lời kể của bạn bè, qua sự giới thiệu trực tiếp của hướng dẫn viên, hoặc là vô tình đến ăn, chứ chưa có nhiều thông tin, hay ấn tượng gì đặc biệt với ẩm thực Đà Nẵng, nên dù có những đặc sản ngon, đa dạng thì Đà Nẵng cũng chưa là “thỏi nam châm” để thu hút du khách sành ăn.
Ngoài khâu quảng bá, truyền thông chưa tốt, các hàng quán ở Đà Nẵng vẫn chưa có sự liên kết với nhau để cùng phát triển, chưa thực sự “biết làm du lịch”. Hàng quán vẫn “mạnh ai nấy bán”. Anh Phạm Hùng, du khách từ Hà Nội nói: “Tôi ngại nhất là những quán ăn san sát nhau, khách đến cứ chèo kéo, vẫy tay, gọi í ới, đến khi vào quán này mà không vào quán kia lại quay ra lườm nguýt, nói nặng nhẹ”.
Thực tế cho thấy, việc khai thác văn hóa ẩm thực tại Đà Nẵng để thu hút khách du lịch chưa được thực hiện một cách có hệ thống. Các hoạt động ẩm thực không được tổ chức một cách rầm rộ, mang tính đặc thù riêng mà chỉ thường được lồng ghép trong các hoạt động xúc tiến du lịch nói chung. Điển hình như “Ngày hội văn hóa - ẩm thực quốc tế Đà Nẵng 2013” được tổ chức chỉ là một hoạt động phụ trợ của “Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2013”. Vai trò của văn hóa ẩm thực có thể nói là bị xem nhẹ, chưa có chủ trương, kế hoạch chiến lược cụ thể.
Theo ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, sở dĩ ẩm thực Đà Nẵng chưa tạo được dấu ấn riêng biệt như ẩm thực Hà Nội, Huế… là do Đà Nẵng là vùng đất giao thoa văn hóa, hội tụ văn hóa của cả ba miền, cho nên để tìm một sản phẩm riêng biệt, “đẩy” nó lên thành sản phẩm đặc trưng thì không có. Tuy nhiên, chính “nhược điểm” đó lại trở thành ưu điểm để ẩm thực Đà Nẵng phát triển theo hướng hội tụ ẩm thực 3 miền. Du khách đến Đà Nẵng có thể thưởng thức được món ngon, vật lạ của 3 miền Bắc - Trung - Nam do chính người dân từ các địa phương đó mang đến, thuê địa điểm mở quán ăn, biến tấu cho phù hợp với khẩu vị địa phương. “Tôi cho rằng, nếu nói ẩm thực là một sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách đến Đà Nẵng để thưởng thức thì rõ ràng khâu truyền thông, quảng bá chưa tốt. Nếu lồng ghép ẩm thực vào một chương trình tour để làm mới mẻ, hấp dẫn hơn với du khách thì tôi nghĩ ngành du lịch đã làm được”, ông Cường nói.
Thực lực có sẵn nhưng ẩm thực Đà Nẵng vẫn chưa “bứt phá”, chưa gây được tiếng vang như ẩm thực Huế, ẩm thực Hà Nội, để khi nhắc đến Đà Nẵng, du khách có thể kể về một số món ăn mà không nơi nào có được, hoặc không thể ngon bằng. Có lẽ trong thời gian tới, dịch vụ này cần được quan tâm hơn nữa để phát triển thành sản phẩm du lịch níu chân du khách.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét