Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Thác Tóc Tiên nằm ở Suối Mơ cách khu nghỉ mát Bà Nà 2km về hướng Đông, gắn liền với một truyền thuyết đẹp. dòng thác chảy từ độ cao 700 mét quanh năm đề đổ nước

Đây thác Tóc Tiên:

Suối Mơ cách khu nghỉ mát Bà Nà 2km về hướng Đông, gắn liền với một truyền thuyết đẹp. Chuyện kể rằng, ngày xưa, các nàng tiên thường đến nô đùa nơi đây, mải ngắm cảnh đẹp mà quên về trời, để lại những mái tóc dài vắt qua 9 tầng đá, tạo thành thác Mơ huyền thoại và hùng tráng. Dòng thác chảy từ độ cao 700 mét quanh năm đề đổ nước, đẹp như một giấc mơ,  vì thế còn được gọi là Thác Tóc Tiên. Đến với Suối Mơ là đến với thế giới hoang dã của đại ngàn rừng xanh và suối sâu. Hệ động vật, thực vật ở đây gồm rừng nguyên sinh, rừng già, thảm thực vật hầu hết là rừng già và cây họ dầu. Ngay từ lúc mới bước chân đến hồ Thùy Dương, bạn đã có thể nghe tiếng suối róc rách rì rầm ngỡ như tiếng chuyện trò của những nàng tiên thưở trước. Giữa không khí núi rừng thinh lặng mà rộn rã ấy, thỉnh thoảng vang lên tiếng chim kêu vượn hú, chút hương hoa dìu dịu, mùi mật ong thoảng thoảng và mùi cây rừng ngai ngái sẽ vấn vít đôi chân bạn trong đoạn đường 1km từ hồ Thuỳ Dương đưa bạn đến với thác Mơ.


Con đường dẫn tới thác nhỏ thôi! bề ngang chưa đủ 1 thước, cùng với cây rừng chằng chịt, chỉ chừa đủ một lối đi. Hai bên suối, những khối đá chồng chất lên nhau tạo thành những thác nhỏ như thác Cây Đa, thác Đứng, Và bất ngờ nhất, mê lòng người nhất chính là con thác 9 tầng luôn chảy rào rạt như không bao giờ cạn đổ xuống suối Mơ,Chỉ khi đặt chân đến đây rồi bạn mới cảm nhận hết vẻ đẹp đến nao lòng, đến mê say của Thác Tóc tiên, để hiểu vì sao những nàng tiên mê cảnh mà quên cả lối về!

Vài nét về Suối Mơ:

Từ trên núi Bà Nà chảy xuống, bắt nguồn từ những mạch nước ngầm trên núi nên suối chảy 4 mùa, mặc cái nắng cháy của miền Trung có thiêu đốt vạn vật và là khô cạn các dòng nước.


Hai bên bờ suối, vách đá dựng đứng, cùng với những cây họ dầu cólâu năm tạo nên một bức tường thành tự nhiên, giữ cho Suối Mơ không gian trong lành, tách biệt, cảm giác như những nắng nóng, những bụi bặm, những ồn ào cuộc sống không thể nào chạm tới. Có lẽ chính nét hoang sơ trong trẻo ấy đã đủ sức mời mọc, thôi thúc du khách bốn phương vì thế có những ngày có tới 3000 – 4000 lượt khách tìm về với Suối Mơ..


Giữa dòng suối, những tảng đá cuội đã như có sự sắp xếp của tạo hoá, xếp thành bậc, thành bàn thích hợp cho du khách ngồi nghỉ hoặc dùng các bữa ăn tạm. Trên lưng chừng đồi, tiếng hát du dương của những người trồng rừng, tiếng đàn của du khách và tiếng gió vi vu từ sâu thẳm đại ngàn vọng về, tiếng vỏ cây tếch tán, quyện với hương thơm của núi rừng, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, mê say và lưu luyến, tưởng như không thể rời xa.

Không phải ngẫu nhiên mà trong ca từ của nhạc sỹ Văn Cao, Suối Mơ đẹp tới nhường này:

"Suối Mơ bên bờ thu vắng
dòng nước trôi lững lờ
ngoài nắng"...


Trong hành trình về tới "Con đường di sản miền Trung" và "Con đường di sản thế giới", TP Đà Nẵng là địa chỉ tuyệt vời để cho du khách dừng chân. Suối Mơ - con suối đẹp như một bức tranh sẽ là địa chỉ du lịch sinh thái hấp dẫn, mang đến cho du khách không ít sự ngỡ ngàng. Trên con đường quanh co uốn lượn, dãy núi Bà Nà lúc ẩn lúc hiện giữa ảo mờ sương khói cùng với bao la là cây rừng xanh tươi chắc chắn du khách sẽ có được một cảm giác thư thái khi trở về với thiên nhiên mà quên đi bao âu lo bộn bề cuộc sống.
Trong mùa du lịch hè này, người dân và du khách đến Đà Nẵng có thể thưởng lãm lễ hội hoa trong không gian mát lành trên đỉnh Bà Nà. Lễ hội dự kiến kéo dài suốt 3 tháng, từ 15/5- 15/8.
Tại khu vườn hoa Le Jardin D’amour ở khu du lịch Bà Nà trong thời gian này đã được tạo tác thành một thung lũng hoa rộng lớn với nhiều khu vực xinh đẹp như vườn Địa Đàng, nhà Thư Giãn, vườn Bí ẩn, vườn Uyên Ương, vườn Suy Tưởng, vườn Thần Thoại...


Những người thiết kế thung lũng hoa đã khéo léo tạo điểm nhấn cho không gian lễ hội hoa, đặt những giàn hoa trắng tinh khiết, những cánh bướm đan bằng tre tinh xảo, hàng ngàn chậu cây nhỏ xếp nối tiếp nhau và cả cỗ xe ngựa lỗng lẫy.

Tạo vườn có hàng trăm loại hoa đẹp đa sắc màu được tạo hình nghệ thuật trên đỉnh núi.


Đặc biệt, ngay trước khu trung tâm lễ hội, du khách thưởng lãm hoa có thể trải nghiệm mê cung bí ẩn với nhiều bất ngờ thú vị.

Sự béo, giòn, ngậy của ram kết hợp hài hòa với lá cải nhuận đắng, hơi hăng tạo thành món ram cuốn cải khó quên của ẩm thực Đà Nẵng.

Nếu có dịp đến Đà Nẵng du lịch và khám phá sự đa dạng của ẩm thực nơi đây, bên cạnh bánh tráng cuốn thịt heo, bún mắm, hải sản..., bạn đừng quên nếm thử món ram cuốn cải. Ram cuốn cải là món ăn dân dã tại Đà Nẵng, thường được bán nhiều trong chợ hay những quán vỉa hè.

Ram cuốn cải là món ăn hấp dẫn và rất đáng thử khi đến Đà Nẵng.
Mỗi chiếc ram chỉ dài khoảng chừng một ngón tay với lớp vỏ thơm, giòn sẽ được chiên ngay tại chỗ khi ăn. Nhân ram tương đối giống nhân nem của miền Bắc, nghĩa là có ít miến trộn với thịt và nấm mèo, sau đó sẽ cuộn tròn với lớp ram mỏng. Chờ khách đến, từng chiếc ram sẽ được chiên vàng trong chảo dầu đậu phộng đến khi vàng rộm, giòn rụm thì vớt ra.

Ram chỉ nhỏ như một ngón tay, được chiên với dầu đậu phộng giòn tan, đậm vị.
Để ăn món ăn thêm hấp dẫn, ram sẽ được dọn kèm với bánh tráng, đu đủ, cà rốt ngâm chua, dưa leo chẻ mỏng kèm theo một đĩa rau sống. Và dĩ nhiên không thể thiếu những lá cải tươi ngon, rất hợp với ram. Ram béo ngậy khi cuốn với lá cải xanh có chút nhuận đắng, chút cay nồng rồi chấm cùng nước chấm chua ngọt bỗng trở nên "bắt miệng" đến kì lạ.

Rau sống và đặc biệt là cải xanh là những thứ không thể thiếu để ăn kèm với ram.

Đồ chua có tác dụng giảm ngấy.
Có thể nói ram và cải là cặp đôi hoàn hảo để bổ trợ cho nhau. Cải làm giảm vị ngấy từ dầu của ram và ram thì tăng độ ngọt và át đi độ hăng, cay của cải. Để có 1 món ram cuốn cải như ý, quán sẽ chuẩn bị 1 chén nước mắm chua ngọt và có độ cay vừa phải. Bạn chỉ cần cuộn theo thứ tự bánh tráng, cải, rau sống, nộm, ram rồi chấm với nước chấm chua ngọt và từ từ thưởng thức hương vị dân dã mà khó quên của món ăn.

Ram được cuốn cùng bánh tráng, cải, các loại rau rồi chấm với nước chấm chua ngọt.
Đường Lê Duẩn và Ông Ích Khiêm là nơi tụ họp của hàng ram cuốn cải. Các quán bắt đầu mở từ 5h chiều đến khoảng 10h đêm. Tùy từng quán mà một đĩa ram có 10 - 12 cái với giá từ 20.000 -30.000 đồng. Nhìn chung đây là mức giá mềm, phù hợp để bạn có những trải nghiệm ẩm thực mới. Đặc biệt là trong thời tiết hơi se lạnh hay khi về đêm, ram cuốn cải lại càng trở thành món ăn hấp dẫn, khó chối từ.

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Du lịch đường sông là sản phẩm du lịch đầy tiềm năng mà Đà Nẵng đang thúc đẩy đầu tư và quảng bá. Đặc biệt, việc sắp tới đây thành phố cho xây dựng cầu tàu và bến du thuyền không chỉ khắc phục khó khăn trong việc thiếu bến neo đậu trong suốt nhiều năm qua mà còn mở ra hướng mới cho phát triển du lịch đường sông của Đà Nẵng.

Hình thành chuỗi sản phẩm mới
Thời gian qua, du lịch đường sông ở Đà Nẵng có bước phát triển vượt bậc, làm nên “hương vị” riêng của ngành du lịch thành phố. Khi cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý khánh thành, lượng khách đăng ký tour du lịch đường sông tăng lên đáng kể, hầu như tối nào các tàu cũng chở được vài chục lượt khách. Nhất là tour “Thưởng ngoạn sông Hàn về đêm” tuy chỉ mới khai thác gần 1 năm nay nhưng đã tạo được ấn tượng trong lòng đông đảo du khách, góp phần “gỡ khó” cho ngành du lịch Đà Nẵng về việc thiếu sản phẩm du lịch ban đêm. “Tôi đã đến Đà Nẵng nhiều lần, nhưng lần này đến Đà Nẵng rất ấn tượng với tour du lịch đường sông ngắm cầu Rồng phun lửa, ngắm thành phố về đêm. Tôi nghĩ đây là sản phẩm du lịch hấp dẫn, nếu Đà Nẵng quảng bá tốt sẽ được nhiều du khách đón nhận nhiệt tình”, anh Huỳnh Thiên Trường (du khách TP. Hồ Chí Minh) cho biết.
Du lịch đường sông ở Đà Nẵng hình thành và phát triển từ năm 2009 đến nay nhưng lại thiếu bến bãi neo đậu khiến các tàu gặp khó khăn trong việc đón trả khách. Khi hay tin thành phố cho xây dựng cầu tàu và bến du thuyền trong tháng 4 tới, nhiều chủ tàu bày tỏ vui mừng vì mùa du lịch hè sắp tới sẽ làm ăn thuận lợi hơn. Ông Trần Văn Minh, chủ tàu du lịch Minh Trần, cho biết: “Hiện nay tình trạng du khách phải trèo lan can qua đường Bạch Đằng để xuống tàu hay trèo thang tre từ tàu xuống các điểm du lịch gây mất an toàn khiến nhiều du khách không hài lòng. Việc xây dựng bến neo đậu sẽ giúp đội tàu có chỗ cố định để đón trả khách, không phải nay đây mai đó như trước đây nữa”. Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết, khi cầu tàu này hoàn thành, Sở sẽ phối hợp với Sở Giao thông vận tải làm thủ tục cấp phép tuyến cố định cho các tàu thuyền kinh doanh du lịch đường sông để đưa du lịch đường sông đi vào hoạt động nền nếp hơn.
Công ty Cổ phần DHC-Marina, chủ đầu tư dự án cầu tàu và bến du thuyền “Đà Nẵng Marina”, cho biết dự án đang trong giai đoạn “nước rút” hoàn thành các thủ tục cần thiết để khởi công xây dựng vào cuối tháng 4 tới. Bà Trần Phương Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần DHC-Marina, cho biết: “Việc xây dựng dự án cầu tàu và bến du thuyền “Đà Nẵng Marina” nhằm mục đích đưa du lịch đường sông ở Đà Nẵng phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có của nó. Đồng thời khi dự án này đi vào hoạt động sẽ hình thành một chuỗi các sản phẩm dịch vụ mới như thể thao dưới nước, CLB du thuyền, các sự kiện văn hóa trên sông nước… và đặc biệt là chúng ta có thể kết nối du lịch đường thủy ở Đà Nẵng với Huế, Quảng Bình ở phía Bắc hoặc Nha Trang, Ninh Thuận ở phía Nam. Trong tương lai, chúng ta có thể hy vọng du lịch đường sông ở Đà Nẵng sẽ là sản phẩm du lịch đặc trưng, không chỉ mang tầm quốc gia mà còn vươn tầm quốc tế”.
Hình thành đội tàu chuyên nghiệp và kết nối điểm đến
Theo các nhà làm du lịch, việc xây dựng cầu tàu và bến du thuyền là cần thiết, tạo “luồng gió mới” cho phát triển du lịch đường sông ở Đà Nẵng. Nhưng để du lịch đường sông phát triển đúng hướng, điều kiện cần là phải mở rộng các tour, tuyến, kết nối với hai địa phương lân cận là Quảng Nam và Huế. Trong năm 2013, du lịch đường sông trên địa bàn thành phố có nhiều thay đổi khi đưa vào khai trương 2 tour mới là “Thưởng ngoạn sông Hàn về đêm” và “Khám phá Bãi cát Vàng” đã bước đầu hình thành các tour, tuyến chính thức để các doanh nghiệp đầu tư khai thác khách.
“Các tour du lịch đường sông hiện nay mới chỉ loanh quanh ở Đà Nẵng với các dịch vụ nghèo nàn, chưa hình thành sản phẩm du lịch độc đáo để quảng bá cho du khách khiến doanh nghiệp lữ hành không mặn mà khai thác. Sản phẩm đường sông muốn có khách trước tiên phải có điểm đến được đầu tư bài bản với các dịch vụ kèm theo, có như vậy mới khai thác tour du lịch đường sông”, ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hội Lữ hành thành phố, đề xuất. Theo ông Dũng, việc cần làm hiện nay là sớm khơi thông dòng sông Cổ Cò kết nối Đà Nẵng với Điện Bàn, Hội An (Quảng Nam) để hình thành tour du lịch làng quê, văn hóa, sinh thái đặc trưng không chỉ du khách trong nước mà khách nước ngoài rất thích thú khám phá.
Hiện nay các hãng lữ hành địa phương vẫn rất dè dặt khi đưa tour du lịch đường sông vào chương trình tham quan, khám phá Đà Nẵng cho du khách ở 2 đầu đất nước và cả khách nước ngoài vì sản phẩm này không mang tính ổn định. Không như các tỉnh, thành khác, tour du lịch đường sông ở Đà Nẵng chỉ khai thác được trong mùa khô, còn mùa mưa thì phải nằm bờ vì công suất của các tàu rất nhỏ. Đội tàu du lịch Đà Nẵng hiện nay có khoảng 12 chiếc, tuy nhiên đa số đều cải hoán từ tàu cá, không đủ công năng phục vụ khách với số lượng lớn.
Trong cuộc họp báo cáo kết quả hoạt động ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014 tháng 2 vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến nhấn mạnh cần khuyến khích phát triển du lịch đường sông, đưa sản phẩm du lịch này trở thành sản phẩm đặc trưng của Đà Nẵng. Đồng chí cũng chỉ đạo các ngành chức năng có các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho các chủ tàu vay vốn để đóng mới và nâng cấp các tàu du lịch.
Nói đến Đà Nẵng là du khách có thể hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác…

Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách. Không chỉ là tâm điểm của 03 di sản thế giới, thành phố Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp đến nỗi du khách khó có thể nào quên được sau khi đã đến thăm thành phố này.

Đà Nẵng có đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở, được mệnh danh là 'Thiên hạ đệ nhất hùng quan'. Có bán đảo Sơn Trà là điểm hẹn lý tưởng cho du khách. Dưới chân Sơn Trà có Suối Đá, Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm… cho du khách cảm giác thú vị khi chìm đắm trong vẻ huy hoàng bình minh và sự lặng lẽ hoàng hôn của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Có khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ được nhiều người ví là Đà Lạt, Sapa của miền Trung. Có Ngũ Hành Sơn huyền thoại là 'Nam Thiên danh thắng'.


Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn - cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam - niềm tự hào của người dân thành phố. Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân. Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu Sông Hàn lộng gió và mát rượi. Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.

Biển cũng là nguồn cảm hứng du lịch vô tận mà Đà Nẵng có được. Ngoài những bãi tắm sạch, đẹp trải dài thì cảng Đà Nẵng là một trong những cảng ăn khách nhất hiện nay ở Việt Nam.

Đà Nẵng thành phố bên sông Hàn, thành phố biển xinh đẹp thơ mộng và lòng mến khách của người dân thành phố đã làm cho nơi đây trở thành điểm đến thường xuyên của du khách trong nước và quốc tế.
Một ngày đi câu trên vịnh Đà Nẵng thú vị ở chỗ vừa được yên bình ngồi ngắm đất trời, biển rộng xanh ngắc bao quanh, vừa trải qua cuộc "đọ sức" gay cấn để kéo lên được mấy "em" cá to béo, vừa được thưởng thức bữa ăn thịnh soạn tự đánh bắt, tự chế biến ngay trên tàu, rồi tắm thoải thích ở một bờ biển hoang sơ xinh đẹp ít người nào đó.

Ra khơi
Bạn mình từng có kinh nghiệm tour 1 ngày ở vịnh Đà Nẵng, nên liên lạc một người quen là chủ thuyền đánh cá nhỏ, vừa làm dịch vụ đưa khách đi câu ngoài các bãi quanh Sơn Trà. Lộ trình có thể là xuất phát từ bãi Bụt về phía mũi Sơn Trà, hoặc từ cảng cá Thuận Phước vòng qua khỏi cảng Tiên Sa, rồi dừng lại ở một bãi biển tuỳ chọn và trở về vào chiều tối để thấy cầu Thuận Phước thắp sáng lộng lẫy từ xa. Giá cả thuê nguyên ngày là khoảng 1tr5 cho nhóm khoảng 15 người, trong đó đã bao gồm những gì quan trọng nhất cho ngày đi câu: người hướng dẫn tận tình, dụng cụ và mồi câu, bếp ăn để bạn nấu nướng thành quả ngay trên thuyền.
Câu cá cùng ngư dân
Ra đến vùng biển đủ sâu để câu cá mất khoảng 20 phút.Chuẩn bị sẵn nước uống và vài loại đồ ăn khác mang lên thuyền để khi câu cá và nếu nướng xong là có ngay bữa tiệc thịnh soạn ngay trên thuyền. Cuối tháng 7, nắng to, gió mạnh hơn đầu mùa hè và biển nhiều sóng hơn. Bác lái bảo thời điểm tuyệt nhất là trong tháng 6-7, khi "thiên thời địa lợi dung hoà", nghĩa là thời tiết vừa đẹp, sóng không quá lớn, và biển nhiều luồng cá nục. Câu được cá nục tươi, kho lên rồi cuốn bánh tráng chấm mắm nêm ngay trên tàu thì còn gì thú bằng. Sau khi tắm biển và lang thang trên bờ cát mịn tận hưởng sự thanh bình ở đây, cũng đến lúc quay về với ánh đèn đô thị.

Đi câu là trải nghiệm cảm giác cầm cần hồi hộp chờ đợi cái giật nhè nhẹ khi cá cắn mồi, rồi khéo léo kéo cần đúng lúc cá cắn câu. Không chỉ vậy, bạn được sự hướng dẫn tận tình của các bác lái thuyền, trò chuyện cùng họ bạn hiểu hơn cuộc sống trên biển của dân làng chài, được chỉ cách lái thuyền rẽ sóng, được tắm biển, ngắm trời xanh và vịnh Đà Nẵng từ một góc nhìn bạn ít khi thấy, đều sẽ là những trải nghiệm đáng nhớ. Tất cả những điều này làm nên tour du lịch đặc sắc chỉ có ở Đà Nẵng!
Một bãi không tên tại bán đảo Sơn Trà




Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

1. Tên chính thức: Hòn Chảo
2. Tên gọi khác: Hòn Sơn Trà, Hòn Sơn Chà, Cù lao Hàn, Đảo Ngọc
3. Khoảng cách đến bờ: 550m
4. Vỹ độ: 16.217778
5. Kinh độ: 108.205833
6. Độ cao: 235m
7. Diện tích: 1,6km²
8. Thông tin chi tiết: 

Nếu bạn đã đến thăm du lịch Đà Nẵng và yêu thích biển đảo thì không nên bỏ qua Hòn Chảo.Bởi lẽ Hòn Chảo còn rất hoang sơ và đầy thú vị. Chỉ mất 20 phút là đến Hòn Chảo, hay nếu bạn xuất phát từ bãi Xuân Thiều cũng chỉ mất 10 phút đi bằng canô là đã đến hòn đảo xinh đẹp này



Nhìn từ xa Hòn Chảo nổi lên giữa biển khơi tựa như một chiếc chảo úp ngược nên nó còn tên là hòn Chảo hay còn gọi là hòn Sơn Trà, hòn Sơn Chà, Cù lao Hàn. Xưa khu vực đảo Hòn Chảo là vùng giáp ranh giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Nó từng được để tưởng nhớ đến công chúa Trần Huyền Trân,đời Trần người ta đặt tên hòn dảo này là đảo Huyền Trân, người đã mang về cho Đại Việt 2 châu Thuận, Hoá và thiên hạ đệ nhất hùng quan Hải Vân. Đến thời Tây Sơn, trong một chuyến đi dạo, vua Quang Trung đổi tên nó thành Hòn Chảo vì quá đẹp. Đến đầu thời Nguyễn, đảo được gọi là cù lao Hàn. Sau đó, vua Minh Mạng ban tặng cho cái tên Ngự Hải Đài có nghĩa là đài canh trên biển. Thời Pháp thuộc, nó được gọi là Hòn Sơn Chà (Trà). Hiện nay đảo có tên chính thức là Hòn Chảo.


Vào những ngày biển động, từ trong những hốc đá trên núi từng đàn diều hâu bay ra đầy mặt biển. Ở lại đảo những ngày ấy, nếu may mắn du khách sẽ được dịp ngắm nhìn những con đại bàng sải cánh dài hàng mét tung bay. Ban đêm những chú trăn khổng lồ sẵn sàng vào tận chuồng nuôi gà, vịt của đơn vị biên phòng để “trộm”. Nếu đêm là giờ vàng của trăn, rắn, lợn rừng… thì ban ngày Hòn Chảo là thế giới tắc kè và chim muông. Chỉ cần tinh mắt, bạn sẽ thấy ngay những con tắc kè xanh, đỏ gật gù trên những thân cây điệp vàng. Vào mùa này điệp nở vàng cả một góc biển, ánh vàng tỏa xuống mặt nước biển xanh ngắt ở bãi Giếng, thêm vào đó sắc màu của những cánh buồm thuyền đánh cá làm nên một bức tranh độc đáo mà chỉ Hòn Chảo mới có. 

Những ngày hè đẹp trời du khách thỏa sức với thú vui lặn biển để khám phá những vẻ đẹp bí ẩn nằm sâu trong lòng biển Hòn Chảo.
Nơi này cùng tập trung nhiều loài hải sản như: tôm hùm, cá mú, bào ngư, sâm biển….Đây là đặc điểm thuận lợi để du khách tận hưởng thú vui câu cá, câu mực.Chỉ cần một tay lưới thả sát mép nước chừng dăm phút, ta có thể vớt lên hàng ký từ cá cơm, cá dìa đến mực ống. 


Đảo chỉ rộng chừng 1.5km nhưng có đầy đủ địa hình. Những bãi đá sát chồng lên nhau sừng sững giữa mây trời qua bao năm tháng.Thật thú vị khi được đi những bước chân trần trên bãi đá, lặng yên nghe sóng vỗ rì rào dưới chân. 

Ở mực nước sâu chưa đầy 2m, qua kính lặn du khách có thể ngắm thỏa thích hơn 144 loài san hô, 135 loài rong biển cùng khoảng 162 loài cá đầy sắc màu. Tất cả số liệu ấy cũng đủ để “vườn thượng uyển” dưới nước này lọt vào danh sách 15 khu bảo tồn biển của Việt Nam. “Nếu chưa đến với những rạn san hô nghĩa là chưa đến Hòn Chảo” .



Và chỉ cần xòe tay ra, bạn có thể chạm vào một đàn cá thủy tiên đang tung tăng bơi lội… Vào ban đêm, lên những con thuyền câu cá, mực vây quanh đảo, du khách sẽ vô tư kéo lên một chú cá dìa bự hay may mắn hơn sẽ rinh khỏi mặt biển một con mực to bằng bắp vế trẻ nhỏ. Du khách cũng có thể xách vợt đi bắt cá, nhặt những con ốc vú nàng, ốc đá… bám trên ghềnh đá. 


Sau một ngày rong ruổi khám phá sự hoang dã trên đảo, đêm xuống du khách ở lại đảo sẽ đốt lửa trại trên bãi Giếng, từ đó ngắm nhìn hàng vạn ngọn đèn lấp lánh trên mặt biển.
Nghĩa trang Khuê Trung thuộc được khu vực Bình Hòa 1, phường Khuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Nghĩa trang đã được công nhận là di tích quốc gia vào ngày 4/1/1999 bởi Bộ Văn Hóa – Thông tin.

Nghĩa trang Khuê Trung được lập để tưởng nhớ các công ơn anh hùng liệt sĩ thời chống Pháp xâm lược năm 1858 thỏa theo sắc tứ vua ban để tập trung hài cốt tướng sĩ vị quốc vong thân trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược năm 1858.

Nghĩa trang nằm quay mặt về hướng đông, được bài thiết theo mô hình tam ban: chính diện và tả hữu. Ngay cổng vào chính diện có tấm bia bằng đá sa thạch khắc 4 chữ Hán “Hòa Vang Nghĩa Trang” cùng với năm lập bia Tự Đức Thập Cửu Niên (1866) và hai trụ đá cao khoảng 2m.

Sau tấm bia là đài chiến sĩ bằng xi-măng cao khoảng 3m. Tai trung tâm nghĩa trang có một ngôi mộ lớn, trên bia xi-măng cẩn hàng chữ “tiền triều đại tướng quí công mộ”. Có người cho rằng đây là mộ của ông Nguyễn Trọng Ân – tướng trấn giữ Đồn Tuyên Hóa (phường Hòa Cường hiện nay). Lại có người nói đó là mộ ông Lê Đình Lý, cũng là một tướng lĩnh tài ba dưới quyền chỉ huy của khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương.
Từ phía ngoài vào, gần phía cuối nghĩa trang Khuê Trung là các am thờ, các bàn hương án dùng cho việc cúng tế lễ. Hai bên tả hữu nghĩa trang có hơn 1.000 ngôi mộ. Ngay sau lưng nghĩa trang là nhà thờ Tiền Hiền và miếu Bà.
Nghĩa Trang Khuê Trung hằng năm đón tiếp rất nhiều những du khách đến viếng thăm và tưởng nhớ đến các anh hùng thời xa xưa
Làng cổ Phong Nam còn lưu giữ nét làng quê truyền thống còn sót lại của nước nhà. Làng cổ Phong Nam tọa lạc tại khu vực quốc lộ 1A, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 11 km về phía tây nam.

Làng Phong Nam vẫn còn tồn tại cánh đồng lúa xanh ngát, con đường đất mát dịu được che bởi rừng tre xanh ngắt, xa xa phảng phất hình ảnh những ngôi nhà bình dị của nhà nông đôi khi tưởng chỉ còn trên sách vở học đường.

Làng cổ Phong Nam có bề dày lịch sử khác lâu đời. Ngày nay, ngôi làng chiếm một phần lớn địa phận xã Hòa Châu, gồm các thôn Nam Thạnh, Tây An, Đông Hòa, Bàu Cầu. Tuy nhiên, từ xa xưa, làng Phong Nam chỉ là một phần phía nam của làng Phong Lệ rộng lớn và nổi tiếng với một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là một vùng đất được khai thác sớm từ thời Chàm. Thời Trần, Lê, Phong Lệ từng là đất huyện lỵ của Điện Bàn. Có nhiều hiện vật Chàm đã được tìm thấy ở địa phận làng Phong Lệ nay vẫn còn được trưng bày ở bảo tàng điêu khắc Chàm – Đà Nẵng.

Phong Lệ là quê hương của Ông Ích Khiêm. Trước kia làng có tên là Đà Ly. Theo như lời các cụ già trong làng kể lại thì cái tên làng Phong Lệ có từ thời Ông Ích Khiêm. Tên Đà Ly là tên cổ từ xưa truyền lại. Các cụ cho rằng chữ “Đà” và “Ly” viết theo chữ Hán đều có bộ “Mã” (ngựa), không phải là “mỹ tự”. Đến lúc Ông ích Khiêm là người làng làm quan, có tiếng nói của triều đình, các cụ đã xin đổi tên làng thành Phong Lệ, và giữ chữ Đà Ly cổ truyền làm tên một thôn (nay thuộc thôn Phong Bắc, xã Hòa Thọ). Tên gọi Đà Ly hiện vẫn còn trong trí nhớ của nhiều dân làng và còn lưu lại trong một số giấy tờ, gia phả của các tộc họ trong làng.

Cách đây hơn 100 năm, con sông cầu Đỏ hiện nay chỉ là con lạch nhỏ, mùa nước cạn có thể lội qua được và chưa phải là ranh giới của làng. Sau này, người ta gọi phần đất ở phía nam con sông là Phong Lệ Nam, phần ở phía bắc là Phong Lệ Bắc, sau nói gọn dần thành Phong Nam và Phong Bắc. Đến khi con sông được chọn làm ranh giới xã thì Phong Nam thuộc vào xã Hòa Châu còn Phong Bắc thuộc vào xã Hòa Thọ. Tuy tách biệt và thuộc vào hai xã khác nhau nhưng dân làng Phong Lệ (Nam và Bắc) vẫn duy trì nhiều sinh hoạt chung – nhất là trong các việc họ, việc làng.

Giá trị hấp dẫn của làng cổ Phong Nam là các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa, miếu, nhà thờ tiền hiền, nhà thờ các tộc họ… Ngày xưa, Phong Nam còn nổi tiếng với Lễ hội Mục Đồng, một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, lễ hội tôn vinh nghề nông và cũng là để cầu cho những vụ mùa sắp đến sẽ bội thu. Ở đây còn nhiều giai thoại về tên đất, tên làng, về tài năng của Ông Ích Khiêm, về những cuộc viếng thăm của Cao Bá Quát và cả câu đối của cụ Phan Bội Châu tặng cho làng…

Đến làng cổ Phong Nam, du khách sẽ được tận hưởng cái cảm giác thoải mái không màn sự đời của vùng làng quê truyền thống VIệt Nam. Còn gì tuyệt hơn khi ngồi dưới lũy tre làng đón mùi hương lúa non thoang thoảng trong làn gió mát hoặc đắm chìm lòng mình trong  tiếng sóng vỗ rì rào ở bến sông của những ngôi làng trữ tình ven sông. Chắc chắn du khách sẽ rất thú vị khi đến thăm một bến nước ở Đông Hòa – xưa từng nổi tiếng về nghề làm hến với câu ca “Đông Hòa bán hến mua trâu”, một ngôi miếu âm linh u tịnh dưới gốc đa cổ thụ ở bến sông Tây An.
 
 
Trong khuôn khổ chương trình, doanh nghiệp du lịch của Đà Nẵng và các địa phương Nhật Bản sẽ có cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin, tìm kiếm đối tác nhằm khai thác các tour, tuyến mới từ xứ sở hoa anh đào đến thị trường miền Trung Việt Nam.
 
 
Khách du lịch Nhật Bản tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.
                                                                  
Đoàn cũng sẽ làm việc với Diễn đàn Xúc tiến Du lịch Đông Dương (ITPF) và Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản (JATA) để thảo luận và đề nghị các nội dung phối hợp. Đặc biệt, tại Road show lần này, ngoài việc giới thiệu một số sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố biển, phía Đà Nẵng sẽ trình diễn chương trình nghệ thuật dân gian đặc sắc với các tiết mục như: độc tấu kèn Saranai “Ấn tượng Chăm”, các trích đoạn tuồng cổ, các điệu múa dân tộc… nhằm đưa loại hình nghệ thuật “kén” khách này đến với thị trường khách Nhật trong thời gian tới.
 
 
Dịp này, Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cũng sẽ giới thiệu đường bay mới Đà Nẵng - Nhật Bản, nối liền sân bay quốc tế Đà Nẵng với sân bay Narita (Tokyo), sẽ khai trương vào ngày 16-7. Dự kiến, đường bay Đà Nẵng - Narita được khai thác với tần suất 4 chuyến/tuần bằng máy bay Airbus A321. Đây là đường bay trực tiếp thường kỳ thứ 5 kết nối thẳng giữa Đà Nẵng với các nước trong khu vực. Hiện ở Đà Nẵng có 4 đường bay trực tiếp thường kỳ kết nối thành phố với Siêm Riệp (Campuchia), Hàn Quốc, Hồng Kong và Sigapore.
 
 
Theo các hãng lữ hành cho biết, đường bay Đà Nẵng - Narita mở vào tháng 7 năm nay sẽ đáp ứng nhu cầu của lượng khách Nhật đến thành phố tăng cao trong thời gian tới. Thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Đà Nẵng, năm 2013, lượng khách Nhật Bản đến thành phố đã tăng lên nhanh chóng với hơn 41.000 lượt, tăng 53% so với năm 2012. Với con số ấn tượng này, Nhật Bản trở thành thị trường khách quốc tế trọng điểm, đứng thứ 3 trong tổng số lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng, sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Đồng thời với đường bay này, khách Đà Nẵng sẽ có thêm thị trường outbound mới cho các chuyến du lịch nước ngoài trong mùa hè năm nay.
 
 
Nhân dịp mở đường bay mới, VNA sẽ bán vé ưu đãi cho hành khách. Theo đó, giá vé khứ hồi trên đường bay Đà Nẵng - Narita là 7.375.000 đồng (tương đương 349 đô la Mỹ), vé xuất từ nay đến 31-12-2014 và khởi hành từ 16-7 đến hết 31-12-2014.

Với mẫu mã đẹp, chất liệu bền và thân thiện với môi trường, những sản phẩm làm từ cói đang dần khẳng định thương hiệu của mình.

 Tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm du lịch tại khu vực quanh chợ Hàn, nhiều khách du lịch nước ngoài rất thích thú với những chiếc giỏ xách, mũ, dép… làm từ chất liệu cói được các cửa hàng đem ra bày bán phục vụ cho thị trường du lịch biển đang bắt đầu vào mùa. Chị Quảng Thị Ngọc Dung, chủ cửa hàng mỹ nghệ Ngọc Dung cho biết, mỗi tuần cửa hàng của chị bán được khoảng 200-300 sản phẩm làm từ cói cho khách du lịch, nhiều nhất là khách nước ngoài ở thị trường châu Á. Đặc biệt, trong những ngày cao điểm của mùa du lịch biển, rất nhiều công ty lữ hành đã đặt hàng sản phẩm cói để làm quà tặng cho các đoàn khách với số lượng từ 50-100 sản phẩm. “Hiện nay, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại Đà Nẵng rất khó tìm được đầu ra. Một mặt sản phẩm không đáp ứng được thị hiếu của du khách, mặt khác việc quảng bá cho các mặt hàng này vẫn còn hạn chế. Trong khi Đà Nẵng đang là điểm đến hấp dẫn được nhiều du khách lựa chọn thì cơ sở chúng tôi đã tìm thị trường tại chỗ bằng cách liên hệ với các công ty lữ hành, với các hướng dẫn viên để họ đưa khách về đây. Như vậy, cơ sở vừa bán được hàng vừa quảng bá được sản phẩm”, chị Dung chia sẻ. Nói về sản phẩm mới làm từ chất liệu cói, chị Dung cho rằng thị trường của mặt hàng này rất có tiềm năng vì sản phẩm bền và đẹp, giá cả cạnh tranh, đặc biệt là thân thiện với môi trường.
Gắn bó với mảnh đất Đà Nẵng chưa đầy 2 năm, dù còn nhiều khó khăn về đầu ra và mặt bằng để bán hàng nhưng cơ sở “Ngôi nhà biển” của anh Văn Hồng Hải đã mạnh dạn đầu tư thiết kế nhiều sản phẩm làm từ chất liệu cói phục vụ mùa du lịch biển. Nếu các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ khác “ngồi chờ khách đến” thì cơ sở của anh Hải đã tìm hướng đi mới bằng cách chào bán hàng cho các khách sạn, khu nghỉ mát ven biển và được rất nhiều du khách đánh giá cao về công dụng của những sản phẩm này. “Hiện thị trường bán lẻ rất khó khăn vì sản phẩm từ cói vẫn chưa khẳng định được thương hiệu và chưa là sản phẩm đặc trưng cho du lịch Đà Nẵng. Vì vậy, chúng tôi tiếp cận thị trường bán sỉ cho các khu nghỉ mát, khách sạn vì những nơi này có lượng khách lưu trú khá đông, đặc biệt là dòng khách cao cấp để chính những vị khách này sẽ là “đại sứ” quảng bá cho sản phẩm của chúng tôi”, anh Hải nói.

Nhiều công ty lữ hành cho hay, thị trường khách quốc tế trong vài năm tới sẽ có sự dịch chuyển rất lớn từ Hội An ra Đà Nẵng hoặc từ Huế vào Đà Nẵng, vì vậy sản phẩm lưu niệm làm từ cói phục vụ cho mùa du lịch biển của các cơ sở như anh Hải, chị Dung… rất có tiềm năng về đầu ra trong tương lai khi tìm được nguồn tiêu thụ tại chỗ. Khó khăn lớn nhất hiện nay là cần có một khu mua bán hàng lưu niệm tập trung để du khách có thói quen mua sắm khi đến Đà Nẵng, lâu dần sẽ hình thành điểm đến quen thuộc trong các chương trình tour. “Nhiều du khách khi dùng sản phẩm từ cói như giỏ, nón, dép… của khách sạn tỏ ra rất thích thú và muốn đem về nhà sử dụng cho bản thân hoặc làm quà biếu cho gia đình. Tôi nghĩ, việc các cơ sở thủ công mỹ nghệ tìm thị trường tiêu thụ tại chỗ cho các mặt hàng làm từ cói bằng cách liên kết với khu nghỉ mát, khách sạn là hướng đi đúng đắn, làm tăng thêm nguồn thu ngân sách cho du lịch”, đại diện Sơn Trà Resort chia sẻ.

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Trong hành trình city tour Đà Nẵng dạo chơi bằng xích lô bạn sẽ nhân ra bên cạnh vóc dáng hiện đại vẫn là những nét duyên dáng sâu lắng của một vùng đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử như Thành cổ  Điện Hải còn đây vẫn vang vọng những chiến công oai hùng chống giặc ngoại sâm, bảo tảng Đà Nẵng là bức tranh sinh động mô tả từ phong cách con người xứ Quảng đến tái hiện một thới kỳ dựng xây và phát triển trên nền đất này, chiến tích chiến tranh ở bảo tàng khu 5 còn lay động trái tim tâm thức con người để hiểu rằng có hy sinh mới có được ngày hôm nay. Bảo tàng cổ vật Chàm với bộ sưu tập điêu khắc đá gồm 500 pho tượng đặc trưng của nên văn hoa Chăm Pa rực rỡ các tác phẩm nghệ thuật vô giá biểu tượng cho chế độ mẫu hệ và vẻ đẹp hồn thực trong quan niệm dân gian Chăm cổ xưa.

Cầu Rồng 
Du khách có cái thú mua quà du lịch Đà Nẵng đã có Chợ Hàn truyền thống phong phú sản vật, muôn vị quà quê, đặc sản, hải sản mang quà về có hương sắc sứ Quảng về thăm, những siêu thị trung tâm mua sắm hiện đại ở thành phố Đà Nẵngđang hướng tới đẳng cấp khu vực với sự đa dạng hàng hóa chất lượng cao, những chặng nghỉ chân tuyệt vời khi đi thăm thành phố là những quán café có những phong cách rất riêng như quán Trúc Lâm Viên với kiến trúc truyền thống sang trọng. Trong ánh chiều hoàng hôn thật thú vị khi đến với những quán hàng dọc biển hay nha hàng Đà Nẵng, khách sạn đều có hải sản tươi và đầu bếp kheo tay, mang đến cho bạn hương vị ngon của biển cả nơi này, quà tăng cho con người từ biển là hải sản có phải nước biển mặn hơn nên hải sản Đà Nẵng cũng đậm đà ngon hơn nơi khác. Những món ăn dân giã như món bánh cuốn thịt heo hay mì Quảng đã là thương hiệu lâu nay chỉ gọi tên ta đã nhơ đến vị ngon và nhớ đến cả một vùng đất với nhiều hương vị ẩm thực độc đáo, Sông Hàn nên thơ gợi nhiều cảm hứng những cây cầu đẹp dáng hình lại càng ý nghĩa tinh thần, đều là biểu tượng của người dân Đà Nẵng vươn tới tương lai mở ra vận hội mới. Dòng sông nối với xa xưa với mai sau trong tiếng gió và sóng nước vỗ về trong lấp lánh ánh sáng huyền diệu, đêm Đà Nẵng còn lôi cuốn với giai điệu truyền thống, vũ điệu Chăm Pa uyển chuyển như bước ra từ huyện thoại Apsara, tuồng cổ với dáng xưa câu hát cũ, màng trình diễn trang phục dân tộc là những tiết mục đặc sắc nằm trong chương trình nghệ thuật một thoáng Việt Nam và bức tranh quê phục vụ du khách hàng đêm.
Bắn pháo hoa ở Đà Nẵng

Vùng đất Đà Nẵng còn bảo lưu nhưng phong tục văn hóa dân gian độc đáo như lễ hội quan thế âm ở ngũ Hành Sơn và lễ hội cầu mưa gắn liền với phong tục thờ cúng cá ông phổ biến với cư dân miền biển vào dịp đầu năm. Lễ hội đua thuyền rồng truyền thống rộn rã cửa sông hàn thể hiện sức trẻ của những chàng trai chinh phục biển cả, trong không khí ngày hội mang tâm hồn biển cả thành phố sông Hàn hân hoàn niềm cảm mên, ấm áp những vòng tay, sông Hàn càn trở nên rực rỡ vào dịp lễ hội đặc biệt hàng năm với sự kiên bắn pháo hoa quốc tế đã trở thành thương hiệu của Đà Nẵng thu hút đông đảo khách du lịch gần xa, cuộc hội ngộ âm thanh ánh sáng, hoa đà nở trên bầu trời thành phố biển Miên Trung hiền hòa tươi đẹp. Ngày mới lại bắt đầu trên thành phố biển xinh đẹp nơi đây có cảnh quan thiên nhiên trong lành, hài hòa, thân thiện mộtĐà Nẵng trẻ trung và hấp dẫn du khách là thành phố đáng sống cho tất cả mọi người, hãy đến đây hòa mình vào biển xanh cát trắng để biến những ước mơ bay cao, bay xa trở thành hiện thực và để cảm nhận về vùng đất Đà Nẵng một khám phá mới từ Châu Á.
Kích cầu du lịch mùa thấp điểm là hoạt động cần thiết để duy trì nhịp độ tăng trưởng cho ngành du lịch Đà Nẵng. Hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch của UBND thành phố Đà Nẵng, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, du lịch trên địa bàn thành phố đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá mạnh. Vấn đề đặt ra là: giảm giá có đồng nghĩa với giảm chất lượng?
Với mục tiêu trở thành thành phố sự kiện, Đà Nẵng dần trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Năm 2012, lần đầu tiên ngành du lịch thành phố Đà Nẵng đón 2,6 triệu lượt khách, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 6.000 tỷ đồng. Điểm nổi bật thu hút khách chính là các sự kiện lớn như cuộc thi pháo hoa quốc tế, du lịch biển…Tuy nhiên, mùa cao điểm qua đi, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, khách sạn bước vào mùa thấp điểm “đặc trưng” của các địa phương ven biển miền Trung.
Đặc biệt, từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm là mùa mưa bão, lượng khách sụt giảm rõ rệt. Chính vì vậy, chương trình kích cầu du lịch, tổ chức thêm sự kiện, giảm giá để thu hút khách là việc làm cần thiết. Ông Đỗ Văn Dũng, Giám đốc kinh doanh, Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Năm Châu cho biết: “Công ty tôi hưởng ứng chương trình này bằng việc giảm giá 20% cho chương trình tour Đà Nẵngkhách sạn Đà Nẵng “Đà Nẵng lung linh với những cây cầu”. Tuy nhiên, thời điểm này gần như đóng cửa thị trường nội địa và tôi nghĩ rằng sang năm chúng ta có thể làm sớm hơn, liên kết được các nhà cung ứng dịch vụ để có 1 gói kích cầu cho sản phẩm của du lịch nội địa, để khách hàng nội địa sẽ được hưởng lợi gói kích cầu này”.
Cầu Rồng Đà Nẵng

Câu hỏi đặt ra là: Các hãng lữ hành giảm giá, nhưng nhà cung cấp dịch vụ không giảm, chất lượng sản phẩm du lịch sẽ đi về đâu? Du lịch Đà Nẵng có tốc độ tăng trưởng nóng, nhất là cơ sở lưu trú. Năm 2010, toàn thành phố có hơn 6.000 phòng lưu trú, năm 2012 hơn 10.000 phòng và trong năm nay dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 1.800 phòng lưu trú nữa. Tuy nhiên, phần lớn là các khách sạn quy mô nhỏ lẻ, thiếu những khách sạn 3 sao đạt tiêu chuẩn trở lên. Rõ ràng, hiện tại “cung đang vượt cầu” nên để thu hút khách mùa thấp điểm, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng giảm giá.

Tuy nhiên, theo ông Trịnh Bằng Có, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng, Giám đốc khách sạn Phương Đông: Khuyến mãi, giảm giá không phải là giải pháp căn cơ. “Về phía các doanh nghiệp, chúng ta làm công tác kích cầu không có nghĩa là chỉ nghĩ đến chuyện khuyến mãi, giảm giá mà còn phải nghĩ đến chiều sâu là tạo dựng được các sản phẩm đặc thù để tạo dựng thương hiệu. Đương nhiên, sản phẩm chất lượng cao, người ta sẽ quay trở lại và sẽ tuyên truyền cho những người khác đến với Đà Nẵng. Nếu như chúng ta không liên kết thì sẽ yếu. Phía Hiệp hội cũng đã có chương trình liên kết, tức là đặt vấn đăng ký và quản lý về vấn đề giá cả và giá cả đảm bảo chất lượng.” – ông Bằng Có nói.
Ngành du lịch thành phố Đà Nẵng đã mất nhiều năm mới tạo dựng được thương hiệu như hiện nay. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao “kích cầu du lịch” là khuyến mãi, giảm giá nhưng phải đảm bảo chất lượng. Về vấn đề này, ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết: “Thứ nhất, chúng tôi giám sát ngay từ khi mà doanh nghiệp đăng ký tức là chương trình doanh nghiệp đăng ký mức độ giảm giá đó bao gồm những dịch vụ gì, sản phẩm đó có dịch vụ gì khách được hưởng để làm cơ sở chúng tôi giám sát. Thứ 2, doanh nghiệp đăng ký và thứ 3, chúng tôi công khai rõ ràng minh bạch chương trình các doanh nghiệp đăng ký đó để người dân, du khách cùng giám sát và chúng tôi sẽ tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm việc thực hiện của các doanh nghiệp để kịp thời chấn chỉnh và xử lý ngay những trường hợp không đảm bảo chất lượng như khi đăng ký ban đầu tham gia chương trình này”.
Để chương trình “kích cầu du lịch” thực sự là điểm nhấn, là cơ hội để doanh nghiệp tri ân khách hàng, kéo khách về với miền Trung thì yếu tố cần thiết và quan trọng nhất đó là “giảm giá nhưng phải đảm bảo chất lượng”.

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Chương trình quảng bá du lịch Đà Nẵng tại Seoul, Hàn Quốc sẽ diễn ra từ ngày 26/05 – 02/06/2014 
Chương trình quảng bá du lịch Đà Nẵng tại Seoul, Hàn Quốc sẽ diễn ra từ ngày 26/05 – 02/06/2014 với ba hoạt động chính là tham gia Hội chợ KOTFA (Hội trường A, tầng 1, Trung tâm Triển lãm và Hội nghị COEX Seoul), chương trình giới thiệu sản phẩm du lịch Đà Nẵng tại Seoul (Ks. The Plaza) và tổ chức roadshow ngoài trời tại Seoul và Pusan.

Chương trình được thực hiện với sự phối hợp giữa Trung tâm Xúc tiến Du lịch, Tổng công ty Hàng không Việt Nam tại Đà Nẵng, các doanh nghiệp du lịch trong thành phố cùng với sự hỗ trợ từ Đại sứ quán Việt Nam và KTO Hàn Quốc ở các nước sở tại.
Để tăng cường hiệu quả quảng bá tại hội chợ KOTFA, đơn vị tổ chức liên hệ với Tổng Cục Du lịch Hàn Quốc để được hỗ trợ về danh sách khách mời ghé thăm gian hàng và tham gia chương trình giới thiệu du lịch Đà Nẵng. Khách mời dự kiến sẽ các doanh nghiệp Hàn Quốc đang tập trung vào thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Ấn phẩm mới áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu du lịch lần đầu được giới thiệu và phát tặng khách mời trong sự kiện. Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình quảng bá, Trung tâm Xúc tiến Du lịch sẽ có buổi làm việc với công ty du lịch Hanatours (ngày 26/5), Hãng hàng không Asiana (27/5) là những đơn vị chủ chốt trong việc kết nối du lịch Đà Nẵng – Hàn Quốc cũng như giao lưu với các công ty du lịch tại Pusan trong ngày 30/6.
Design by VNCIT